10 kỹ năng bán hàng quan trọng nhất (Phần 2)

Bán hàng là một kỹ năng khó và doanh nghiệp nào cũng cần những cá nhân được trang bị đầy đủ kỹ năng bán hàng quan trọng để có thể áp đảo được đối thủ. Chiến lược cốt lõi chính là dựa vào thế mạnh của nhân viên bán hàng trong việc tương tác với khách hàng để mang lại kết quả mong muốn. Hiệu quả sẽ khác nhau đối với mỗi nhân viên bán hàng, do đó, hãy đảm bảo đào tạo cho nhân viên của bạn đủ 10 kỹ năng quan trọng nhất.

Bán hàng là một kỹ năng khó và doanh nghiệp nào cũng cần những cá nhân được trang bị đầy đủ kỹ năng bán hàng quan trọng để có thể áp đảo được đối thủ. Chiến lược cốt lõi chính là dựa vào thế mạnh của nhân viên bán hàng trong việc tương tác với khách hàng để mang lại kết quả mong muốn. Hiệu quả sẽ khác nhau đối với mỗi nhân viên bán hàng, do đó, hãy đảm bảo đào tạo cho nhân viên của bạn đủ 10 kỹ năng quan trọng nhất dưới đây:

10 kỹ năng bán hàng quan trọng nhất (Phần 1)

6. Xây dựng mối quan hệ

Xây dựng mối quan hệ là nhân viên bán hàng sẽ tìm thấy những lợi ích chung, không liên quan đến kinh doanh với khách hàng để xây dựng mối quan hệ thay vì ngay lập tức nói với họ về chi tiết sản phẩm hoặc dịch vụ. Mục tiêu của việc xây dựng mối quan hệ chỉ đơn giản là tạo dựng niềm tin với khách hàng của bạn. Mặc dù trò chuyện với khách hàng về các chủ đề không liên quan đến công việc có vẻ như là một bài tập vô nghĩa, nhưng kết quả khảo sát trạng thái bán hàng năm 2017 của LinkedIn chỉ ra rằng niềm tin vào nhân viên bán hàng là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến quyết định mua hàng.

Trong những câu chuyện với khách hàng, nhân viên bán hàng sẽ biết điều gì quan trọng đối với khách hàng ở cấp độ thực tế và tình cảm. Nếu thành công, bạn sẽ tạo dựng được một mối quan hệ bền vững với khách hàng, họ sẽ sẵn sàng đến gặp bạn để tiếp nhận tư vấn thay vì các đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ làm cho mối quan hệ chân thật hơn và giúp nhân viên bán hàng thiết lập uy tín cá nhân. Khi có sự kết nối ở cấp độ con người, mối quan hệ và sự tin tưởng sẽ được thúc đẩy hơn nữa. Và cuối cùng, những cuộc trò chuyện sẽ được nâng tầm thành mối quan hệ kinh doanh.

7. Giao tiếp hiệu quả

Nhân viên bán hàng dành phần lớn thời gian của họ để giao tiếp không chỉ với khách hàng mà còn với các nhóm nội bộ. Việc giao tiếp hiệu quả thông qua cả 2 kênh: văn bản và lời nói, là những kỹ năng cơ bản mà nhân viên bán hàng của bạn cần để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Bên cạnh đó, giọng điệu và cách thức giao tiếp cũng rất quan trọng.

Để mang lại sự nhất quán trong suốt quá trình bán hàng, điều quan trọng là phải tập trung vào các khía cạnh sau của việc giao tiếp hiệu quả trong bán hàng:

-Kể chuyện: Đây là một kỹ năng quan trọng trong bán hàng vì nó cho phép việc bán hàng trở nên hấp dẫn và chân thực bằng cách trình bày một sản phẩm hoặc một dịch vụ thành một câu chuyện nhằm giải quyết các vấn đề và nhu cầu liên quan của khách hàng.

-Trí tuệ cảm xúc: Trí tuệ cảm xúc hay Chỉ số cảm xúc (EQ) được định nghĩa là khả năng nhận thức được cảm xúc của một người cũng như hiểu được cảm xúc của người khác. Trong bán hàng, điều này cho phép nhân viên bán hàng nhận biết, quản lý và điều chỉnh cảm xúc của khách hàng; từ đó, có thể nuôi dưỡng sự hợp tác tốt hơn.

8. Kỹ năng đàm phán

Bán hàng luôn cần nghệ thuật đàm phán. Sau khi trình bày một đề xuất hiệu quả, nhân viên bán hàng của bạn phải hướng dẫn khách hàng vào một quy trình thương lượng có kỷ luật. Điều quan trọng là phải thiết lập các mục tiêu rõ ràng và xác định kết quả, cũng như chuẩn bị cho các tình huống thay thế có thể xảy ra trong cuộc đàm phán. Bạn phải luôn dẫn dắt các cuộc đàm phán hướng đến kỳ vọng và lợi ích chung cho doanh nghiệp và cho khách hàng.

Có kỹ năng đàm phán cho phép nhân viên bán hàng của bạn quyết đoán một cách thích hợp trong việc chốt giao dịch. Có nghĩa là, một nhà đàm phán giỏi không dễ dàng chấp nhận sự phản đối của khách hàng mà còn chuẩn bị sẵn sàng các đề xuất thay thế thuyết phục sẽ khiến khách hàng cân nhắc lại lời đề nghị – tất nhiên phải đảm bảo rằng giải pháp thay thế đó có lợi cho cả công ty của bạn và khách hàng.

9. Quản lý dự án

Một quy trình bán hàng có kỷ luật đòi hỏi phải sử dụng các kỹ năng quản lý dự án để thiết lập cách tiếp cận có hệ thống đối với quy trình bán hàng. Kỹ năng quản lý dự án tốt trang bị cho nhân viên bán hàng khả năng kiểm soát, tính linh hoạt, giám sát có tổ chức và các giải pháp rướng thích cho các đối tượng khách hàng khác nhau, giúp tăng hiệu quả trong các hoạt động bán hàng có liên quan. Việc lập kế hoạch thông minh và thực hiện hiệu quả là công cụ để xác định mục tiêu, điều chỉnh các nguồn lực và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng, quản lý mối quan hệ với khách hàng và thúc đẩy các giải pháp đôi bên cùng có lợi.

Việc chủ động trong quy trình bán hàng là một kỹ năng bán hàng quan trọng để có thể đạt được tỷ lệ chốt hợp đồng nhanh hơn và sự hài lòng của khách hàng tốt hơn. Với việc quản lý thời gian hiệu quả, các công việc hành chính trở nên mang tính chiến thuật hơn, khách hàng có thể có báo cáo tình trạng thường xuyên và các vấn đề sẽ được giải quyết nhanh chóng. Do đó, các khách hàng hiện tại sẽ sẵn sàng sử dụng lại dịch vụ của bạn, giúp nhân viên bán hàng của bạn có thêm thời gian để theo đuổi khách hàng tiềm năng thay vì cố gắng thuyết phục khách hàng ở lại.

10. Quản lý thời gian

Quản lý thời gian là khả năng tối ưu hóa năng suất trong các hoạt động tạo ra doanh thu và hiệu suất cao. Đây là một kỹ năng thường bị bỏ qua nhưng lại được chứng minh là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Trong một nghiên cứu được Forbes trích dẫn, gần 2/3 (64,8%) đại diện bán hàng dành thời gian của họ cho các hoạt động không tạo ra doanh thu. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là nhân viên bán hàng của bạn phải hiểu rõ ràng về các bước và thời gian cụ thể của quy trình để chốt giao dịch. Đây cũng là lúc việc thiết lập các mức độ ưu tiên, giao nhiệm vụ và tinh chỉnh các quy trình trở nên hữu ích.

Ví dụ: Một nhân viên bán hàng thông minh nên ưu tiên giải đáp các mối quan tâm của khách hàng một cách kịp thời để khách hàng của họ cảm thấy được trân trọng. Trong khi đó, nhiệm vụ như cập nhật địa chỉ email cho khách hàng tiềm năng sẽ hạ bậc trong danh sách ưu tiên vì nó không ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của bạn ngay lập tức. Ngoài việc ưu tiên thời gian  tốt hơn, việc tìm kiếm và sử dụng các công cụ giúp tăng tốc quá trình bán hàng cũng là một mẹo giúp bạn quản lý thời gian tốt hơn.

Cre: edapp.com

Call Now

Lên đầu trang