10 kỹ năng quan trọng mà mỗi chủ doanh nghiệp nhỏ cần phải có

Khi bạn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, bạn phải tự mình đảm nhận nhiều trách nhiệm mỗi ngày — ít nhất là trong thời gian đầu. Vậy kỹ năng nào là quan trọng nhất để phát triển doanh nghiệp nhỏ khi mới bắt đầu? Dưới đây là một số kiến ​​thức cơ bản tổng hợp từ 11 thành viên của Hội đồng Doanh nhân Trẻ về tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh có thể giúp ích cho việc phát triển doanh nghiệp, giúp bạn trở thành một nhà quản lý toàn diện trước khi bạn quyết định thuê thêm nhân viên.

Khi bạn sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, bạn phải tự mình đảm nhận nhiều trách nhiệm mỗi ngày — ít nhất là trong thời gian đầu. Vậy kỹ năng nào là quan trọng nhất để phát triển doanh nghiệp nhỏ khi mới bắt đầu?  Dưới đây là một số kiến ​​thức cơ bản tổng hợp từ 11 thành viên của Hội đồng Doanh nhân Trẻ về tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh doanh có thể giúp ích cho việc phát triển doanh nghiệp, giúp bạn trở thành một nhà quản lý toàn diện trước khi bạn quyết định thuê thêm nhân viên.

1. Ủy quyền

Nhiều chủ doanh nghiệp ban đầu cảm thấy lo lắng khi phải ủy quyền cho nhân viên đảm nhận các nhiệm vụ. Không một nhà lãnh đạo nào muốn bị coi là “gã lười biếng” nhưng sẽ có lúc sự phát triển trở nên quan trọng. Một người có tố chất lãnh đạo phải biết tập trung vào bức tranh lớn thay vì loanh quanh trong văn phòng và chứng tỏ mình không ngại xắn tay áo lên làm mọi thứ. Hãy rèn luyện bản thân để ủy thác những nhiệm vụ không cần đến quyền hạn của bạn bằng cách dành 01 giờ/tháng để kiểm tra cách bạn sử dụng thời gian trong ngày. Không phải bạn đang bỏ rơi nhóm của mình với những nhiệm vụ nhỏ nhặt, chỉ là bạn đang không ở ngoài đó để họ tự mở ra những cơ hội mới cho mình mà thôi. – Matt Doyle, Excel Builders

2. Lãnh đạo tư tưởng

Nhà lãnh đạo tư tưởng là người có cách nhìn nhận mọi thứ khác với cách nhìn chủ đạo. Một số nhà lãnh đạo dẫn dắt người khác nhưng không tư duy đổi mới trong khi một nhà lãnh đạo tư tưởng luôn tìm được những tranh cãi để đưa ra thảo luận. Đó có thể đơn giản là một người có câu chuyện, sản phẩm hoặc ý tưởng không phổ biến, nhưng các nhà lãnh đạo tư tưởng triển khai nó thành một luận điểm và thông điệp rất riêng biệt cần chia sẻ để thúc đẩy mọi người. Khả năng lãnh đạo rất quan trọng nhưng bạn phải còn phải đảm bảo mình là một người lãnh đạo tư tưởng vận hành tốt mỗi ngày. Các kỹ năng vận hành doanh nghiệp, công nghệ, PR, viết và tiếp thị đều sẽ vào khuôn khổ một khi bạn có tâm huyết để đổi mới, động viên và chia sẻ với mọi người. Bạn có thể là người thông minh nhất hoặc tài năng nhất, nhưng một khi người của bạn thất bại dưới sự lãnh đạo của bạn, thì cả doanh nghiệp của bạn cũng sẽ thất bại. – Daisy Jing, Banish

3. Kỹ năng giao tiếp cơ bản

Điều này nghe có vẻ hiển nhiên nhưng thực tế, khoảng cách lớn nhất và nhất quán nhất mà tôi thấy ở những người sáng lập và lãnh đạo là không có đủ kỹ năng giao tiếp. Việc thiếu giao tiếp có thể là một lỗ hổng lớn cho các doanh nghiệp nhỏ. Là một nhà lãnh đạo, bạn nên lãnh đạo bằng cách làm gương và xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp phát triển mạnh về giao tiếp chủ động, cởi mở và trung thực. Điều này nên diễn ra theo mọi hướng và bao gồm cả việc thu thập phản hồi từ khách hàng, đối tác và nhân viên thường xuyên. Một khi điều này thiếu đi, tình cảm tiêu cực có thể bắt đầu nhen nhóm và lan rộng trong doanh nghiệp. Điều này sau cùng sẽ ảnh hưởng đến tinh thần của nhân viên và sau đó lan sang các khía cạnh khác của một doanh nghiệp nhỏ. Một quan niệm sai lầm phổ biến chính là cho rằng giao tiếp tốt là một kỹ năng tự nhiên. Mặc dù là kỹ năng tự nhiên nhưng nó cũng cần học hỏi và trao dồi. – Jared Polites, LaunchTeam

4. Tính chủ động

Tâm lý \”hoàn thành công việc\” để đảm bảo các hoạt động hàng ngày liền mạch hầu như không bao giờ được tính đến. Đó là bởi vì nhiều khi chúng ta đối phó với việc nhà cung cấp hoặc khách hàng tức giận và đưa ra các biện pháp để đảm bảo rằng vấn đề đó sẽ không bao giờ xảy ra nữa. Sau đó, chúng ta qua được cửa ải đó và cứ lặp lại, nhưng một số thay đổi đó có thể chỉ phù hợp với một phần nhỏ các tình huống và có thể sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn sau đó. Tập trung vào những rủi ro có thể xảy ra và mạnh dạn nghĩ về những giải pháp bạn cần để vượt xa hơn nhiều so với vấn đề đó. Điều này giúp bạn chủ động hơn và cung cấp cho nhóm của bạn những giải pháp cần thiết để tự vận hành mọi thứ tốt hơn và bạn không nhất thiết phải can thiệp mọi lúc mọi nơi. – Richard Fong, Bliss Drive

5. Kiến thức về tài chính

Không có gì quan trọng hơn trong kinh doanh hơn là hiểu biết về tài chính. Một chủ doanh nghiệp giỏi cần phải biết mọi thứ tốn bao nhiêu tiền, bao gồm mọi thứ như nhân viên, doanh số bán hàng,… Đây là điều quan trọng để bạn tối đa hóa dòng tiền và có kế hoạch tốt hơn trong tương lai. Tôi đã từng gặp một khách hàng vận hành một doanh nghiệp trong 7 năm và luôn mất tiền mỗi tuần mà không nhận ra rằng sự thật nằm trong các con số. Những con số không nói dối; chúng cung cấp cho bạn sự hiểu biết thực sự và sâu sắc về sức khỏe doanh nghiệp của bạn. Nó cũng cho bạn biết doanh nghiệp của bạn đang phát triển theo hướng nào và vị trí nào cần thêm sự hỗ trợ. Hãy hiểu các con số vì doanh nghiệp của bạn phụ thuộc vào chúng đấy. – David Chen, GTIF Capital

6. Lãnh đạo

Các doanh nghiệp luôn có đầy đủ các giá trị và các mối quan hệ. Tôi nhận thấy rằng điều cơ bản giúp tất cả mọi người tập trung và kết nối với nhau là mục đích. Tất cả họ đang phấn đấu vì điều gì? Mục tiêu mà mọi người trong công ty đang hướng tới là gì? Mọi người trong công ty cần được nhắc nhở về mục đích của họ mỗi ngày và việc chỉ viết nó lên tường là chưa đủ. Sức mạnh của một nhà lãnh đạo có thể được đo lường bằng cách có bao nhiêu nhân viên đứng sau và tin tưởng vào mục đích mà nhà lãnh đạo đặt ra. Các nhà lãnh đạo của công ty cần phải mang lại cảm hứng cho mục đích của họ. Sau tất cả, cần phải có một mục đích vững chắc và cao cả hơn mà tất cả nhân viên có thể hỗ trợ cho bạn. Tôi cảm thấy đây là điều đã thúc đẩy thành công của công ty tôi trong suốt những năm qua. – Dishan Jayasinha, DG Studio

7. Trí tuệ cảm xúc – EQ

Trí tuệ cảm xúc cao là một kỹ năng quan trọng đối với bất kỳ chủ doanh nghiệp nào. Cho dù là với khách hàng, nhà cung cấp hay đối tác, bạn sẽ tương tác với mọi người cả ngày. Có thể cảm nhận được cảm xúc của họ sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn. Bạn cũng cần nhận ra và quản lý cảm xúc của chính mình, vì việc sở hữu một doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thoải mái với bản thân và nhận thức được vị trí của mình sẽ giúp việc đưa ra quyết định trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt là những khi bị căng thẳng. Với sự tiến bộ của công nghệ và cuộc sống trực tuyến, ngày càng nhiều công việc đẩy các nhiệm vụ kỹ thuật sang tự động hóa và robot. Điều này có nghĩa là cá nhân nhà lãnh đạo phải trở nên cá tính và có EQ mạnh mẽ quan trọng hơn bao giờ hết. – Jared Weitz, United Capital Source Inc.

8. Bán hàng

Cho dù là tìm kiếm khách hàng mới, thuê nhân viên, thu hút nhà đầu tư hay giữ chân nhân tài hiện có, tất cả các chủ doanh nghiệp nhỏ đều cần phải biết cách bán hàng. Bạn phải biết cách bán bản thân, bán sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, lắng nghe khách hàng đồng thời đảm bảo nhận được sự ủng hộ của các nhân viên, đối tác hoặc nhà đầu tư. Về cơ bản, biết cách thuyết phục tất cả các bên liên quan là chìa khóa để vận hành một doanh nghiệp thành công. – Kristin Kimberly Marquet, Marquet Media, LLC

9. Dịch vụ khách hàng

Chìa khóa cho bất kỳ doanh nghiệp thành công nào là dịch vụ khách hàng tốt. Bạn có thể có rất nhiều khách hàng tại doanh nghiệp của mình, nhưng nếu bạn không cung cấp dịch vụ khách hàng xuất sắc, những khách hàng đó sẽ không bao giờ ở lại với bạn. Việc tìm kiếm được khách hàng mới sẽ đắt hơn nhiều so với việc duy trì những khách hàng hiện có. Tất cả các chủ doanh nghiệp nhỏ cần biết cách cung cấp dịch vụ khách hàng tốt, điều này bao gồm học cách đối phó với những đánh giá tiêu cực và giận dữ của khách hàng cũng như phải biết cách lắng nghe và phản hồi kịp thời. Biết cách tiếp nhận vấn đề và đưa ra những phản hồi có tính xây dựng sẽ cho phép bạn nắm giữ được lòng tin của những khách hàng trung thành của mình. – Thomas Griffin, OptinMonster

10. Tiếp thị kỹ thuật số

Tiếp thị kỹ thuật số là điều cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào ngày nay. Ngày nay, mọi người đa phần đều truy cập vào internet chi phí thấp và dựa vào các công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin và mua sản phẩm. Chủ doanh nghiệp cần phải có kiến ​​thức vững chắc về SEO, các kênh tiếp thị truyền thông thông qua mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến và nhiều hơn thế nữa để định hướng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bạn có thể thuê người để quản lý các khía cạnh này nhưng bạn vẫn cần được cung cấp đủ thông tin để tạo ra chiến lược tiếp thị kỹ thuật số tốt nhất cho doanh nghiệp của mình. Bạn cũng nên học cách theo dõi và thẩm định kết quả sau mỗi chiến dịch quảng cáo kết thúc. Đương nhiên, bạn chỉ có thể làm những điều này thông qua việc hiểu cặn kẽ về tiếp thị kỹ thuật số. – Syed Balkhi, WPBeginner

Ý Nhi dịch

Cre: forbes.com

Call Now

Lên đầu trang