10 kỹ năng bán hàng quan trọng nhất (Phần 1)

Bán hàng là một kỹ năng khó và doanh nghiệp nào cũng cần những cá nhân được trang bị đầy đủ kỹ năng bán hàng quan trọng để có thể áp đảo được đối thủ. Chiến lược cốt lõi chính là dựa vào thế mạnh của nhân viên bán hàng trong việc tương tác với khách hàng để mang lại kết quả mong muốn. Hiệu quả sẽ khác nhau đối với mỗi nhân viên bán hàng, do đó, hãy đảm bảo đào tạo cho nhân viên của bạn đủ 10 kỹ năng quan trọng nhất.

Bán hàng là một kỹ năng khó và doanh nghiệp nào cũng cần những cá nhân được trang bị đầy đủ kỹ năng bán hàng quan trọng để có thể áp đảo được đối thủ. Chiến lược cốt lõi chính là dựa vào thế mạnh của nhân viên bán hàng trong việc tương tác với khách hàng để mang lại kết quả mong muốn. Hiệu quả sẽ khác nhau đối với mỗi nhân viên bán hàng, do đó, hãy đảm bảo đào tạo cho nhân viên của bạn đủ 10 kỹ năng quan trọng nhất dưới đây:

1. Kiến thức về sản phẩm

Kiến thức sâu, rộng về sản phẩm là nền tảng của những bài quảng cáo bán hàng hiệu quả. Kỹ năng cốt lõi này trang bị cho nhân viên bán hàng của bạn những câu trả lời phù hợp khi khách hàng đặt câu hỏi về một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, cũng như các giải pháp phù hợp khi tiến hành thuyết phục khách hàng. Đây là một kỹ năng quan trọng cần phát triển trước khi khởi phát quá trình bán hàng.

Nhân viên bán hàng có thể có sức hút, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tổ chức tốt nhưng nếu không có kiến ​​thức cốt lõi về sản phẩm hoặc dịch vụ, mọi thứ khác sẽ đi tong. Nếu một nhân viên bán hàng thiếu kiến ​​thức về sản phẩm thì không có gì để nói nữa, họ sẽ không có gì để bán cho những khách hàng tiềm năng. Kết quả là toàn bộ quá trình bán hàng sẽ vụn vỡ. Mặt khác, nếu được trang bị đủ kiến thức về sản phẩm sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian.

2. Sự nhạy bén kinh doanh

Sự nhạy bén trong kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mà còn là một kỹ năng cốt yếu của nhân viên bán hàng để cung cấp cho khách hàng những giải pháp lý tưởng. Nếu đáp ứng được kỹ năng này, nhân viên bán hàng của bạn sẽ hiểu cách thức hoạt động của doanh nghiệp và có thể định hình chiến lược bán hàng của họ sao cho phù hợp với những vấn đề đang tồn tại của khách hàng.

Nhân viên bán hàng không chỉ là nhà cung cấp hàng hóa dựa trên giá cả, họ còn là những cố vấn đáng tin cậy, những người cung cấp lời khuyên và giải pháp hợp lý theo từng vấn đề của khách hàng khi phải cân nhắc ngành nghề và các bộ phận liên quan để đi đến quyết định mua hàng. Điều này rất quan trọng trong việc duy trì các mối quan hệ bền vững và theo định hướng giá trị với khách hàng, cho phép nhân viên bán hàng của bạn duy trì được những cuộc trò chuyện phù hợp và sâu sắc.

Nếu không có sự nhạy bén trong kinh doanh và có kiến ​​thức về nhiều tình huống khác nhau, nhân viên bán hàng của bạn sẽ không hiệu quả trong giai đoạn đầu của quy trình bán hàng. Ví dụ: một nhân viên bán sản phẩm về Trí tuệ nhân tạo (AI) cho một ngân hàng bắt buộc phải có hiểu biết về ngân hàng đó cũng như có kiến ​​thức nền tảng về ngành này. Chỉ như vậy, nhân viên bán hàng mới có thể xác định đúng trọng điểm các mục tiêu của ngân hàng và dùng lý lẽ để chứng minh công nghệ AI có giá trị như thế nào đối với doanh nghiệp và ngành nghề của họ. Sự nhạy bén trong kinh doanh là một kỹ năng hiếm khi được đào tạo nhưng lại rất quan trọng để giúp nhân viên của bạn thu phục được khách hàng.

3. Tìm kiếm chiến lược tiềm năng

Là một nhân viên bán hàng – tất cả chúng ta đều phải biết cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phát triển một cách tiếp cận có tính chiến lược, hiệu quả trong việc xác định khách hàng tiềm năng phù hợp nhất với hồ sơ khách hàng lý tưởng của bạn và biết chính xác mục tiêu cần nhắm tới để khách hàng cảm thấy như thể nhân viên bán hàng của bạn hiểu từng chút về vấn đề đang tồn tại của họ. Mặc dù việc duy trì khách hàng hiện tại cũng quan trọng không kém, nhưng việc đưa những khách hàng tiềm năng mới và có giá trị vào doanh nghiệp một cách có chiến lược sẽ giúp thúc đẩy quy trình bán hàng của bạn và tạo nên mức doanh thu mong muốn.

Một trong những cách tốt nhất để xây dựng chiến lược tìm kiếm khách hàng tiềm năng là duy trì mối quan hệ từ các kết nối khách hàng hiện có và xác định các doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi tốt nhất từ ​​sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Đây là một cách đơn giản để tiết kiệm thời gian thay vì phải theo đuổi những khách hàng thiếu tiềm năng.

4. Lắng nghe một cách tích cực

Lắng nghe tích cực là thể hiện sự tập trung tuyệt đối vào các vấn đề, điểm khó khăn và ý tưởng của khách hàng tiềm năng trước khi đưa ra phản hồi một cách chu đáo. Như vậy, các vấn đề và nhu cầu của khách hàng tiềm năng mới được lắng nghe thấu đáo và hiểu rõ ràng nhất. Từ đó, nhân viên bán hàng của bạn có thể theo kịp các câu hỏi liên quan, dẫn dắt cuộc trò chuyện tốt hơn và xác định các giải pháp một cách hiệu quả và nhanh chóng.

Đôi khi, việc theo đuổi các giao dịch với quá nhiều ý tưởng hoặc giải pháp, nhân viên bán hàng có thể có xu hướng hung hăng và áp đảo. Cho dù nhân viên bán hàng có thể truyền đạt các tính năng của sản phẩm hoặc lợi ích của dịch vụ kiên trì đến mức nào đi chăng nữa, thì điều đó cũng sẽ không thành công nếu khách hàng không cảm thấy được lắng nghe. Chìa khóa ở đây là lắng nghe khách hàng một cách tích cực để tạo sự kết nối và tin tưởng sâu sắc hơn.

5. Sự đồng cảm

Sự đồng cảm cho phép nhân viên bán hàng của bạn điều chỉnh các tín hiệu bằng lời nói hay sử dụng sự im lặng đúng lúc cũng như hiểu sâu sắc về cảm xúc của khách hàng. Đây là một kỹ năng quan trọng cho phép nhân viên bán hàng hiểu đầy đủ về những khó khăn, sợ hãi và lo lắng của khách hàng – ngay cả khi nó có thể không được trình bày rõ ràng. Và kết quả là nhân viên bán hàng sẽ tạo ra được các kết nối cảm xúc và xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.

Khi khách hàng chia sẻ nỗi thất vọng của họ, một nhân viên bán hàng tuyệt vời không chỉ thông cảm mà còn hiểu sâu sắc những cảm xúc và quan điểm tiềm ẩn đằng sau những nỗi thất vọng đó. Nhân viên bán hàng cần tôn trọng những gì khách hàng thực sự nghĩ hoặc cảm thấy trước khi phản hồi bằng một ý tưởng hoặc giải pháp chu đáo sau khi đã cân nhắc kỹ lưỡng từ quan điểm của khách hàng. Tất nhiên, điều này cũng sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc ra quyết định của người mua.

10 kỹ năng bán hàng quan trọng nhất (Phần 2)

Cre: edapp.com

Call Now

Lên đầu trang