Làm thế nào để sống và tư duy tích cực hơn?

Thực tế, chúng ta luôn cần thực hành một lối sống và tư duy tích cực, đặc biệt là các nhà lãnh đạo cần điều này hơn ai hết để cải thiện mọi thứ. Tại sao ư? Tư duy tích cực của một nhà lãnh đạo tác động đến mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, nên đó là lý do tại sao tư duy tích cực tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh.

Thực tế, chúng ta luôn cần thực hành một lối sống và tư duy tích cực, đặc biệt là các nhà lãnh đạo cần điều này hơn ai hết để cải thiện mọi thứ. Tại sao ư? Tư duy tích cực của một nhà lãnh đạo tác động đến mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh, nên đó là lý do tại sao tư duy tích cực tạo ra sự khác biệt trong kinh doanh.

Việc sống tích cực sẽ tốt hơn cho chính bạn và cả những người xung quanh. Tuy nhiên, đây là điều không phải ai cũng có thể dễ dàng thực hiện được. Sự tích cực đến từ cái nhìn tổng thể của bạn về cuộc sống. Hãy tưởng tượng trong bạn có một bình nhiên liệu; sau một đêm ngon giấc, chúng ta thức dậy với một bình đầy nhiên liệu – nghĩa là bạn tràn đầy năng lượng. Còn sự tích cự hay tiêu cực xảy đến tiếp theo là ở chính bạn – bạn cảm thấy bản thân mình tràn đầy năng lượng tích cực để có thể làm mọi thứ hay lo sợ khí nhiên liệu đó sẽ độc hại cho bạn?

Do đó, sự tích cực phần lớn phụ thuộc vào suy nghĩ và hành động của chính bạn.

Hành động 1: Nhận thức thế giới

Cách bạn nhìn nhận thế giới ảnh hưởng đến sự tích cực của bạn. Nếu bạn nhìn thế giới là một \”nơi tối tăm và đáng sợ\”, thì bình nhiên liệu của bạn chắc chắn sẽ chứa đầy năng lượng tiêu cực. Tâm lý “Nhân loại khốn khổ” sẽ làm ô nhiễm nguồn năng lượng tích cực của bạn trong tích tắc.

Sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc cũng ảnh hưởng đến cách chúng ta nhìn nhận thế giới. Thay vì hưởng thụ những món ăn đầy ắp sự ngon miệng thì bạn lại lựa chọn việc ăn kiêng để rồi cảm thấy mọi thứ kém hấp dẫn. Việc lựa chọn như vậy khiến bạn rơi vào cảm giác không được hưởng thụ.

Với sự căng thẳng cũng vậy; một khi càng trở nên căng thẳng, bạn càng dễ quy kết nó với thế giới xung quanh: “Tôi căng thẳng vì lý do X, Y và Z nào đó.”

Tất cả những gì chúng ta cần là một hệ thống kiểm tra sự cân bằng trong chính mình. Ví dụ như:

Sức khỏe thể chất: Tốt.

Sức khỏe tinh thần: Hoàn toàn bình thường.

Tình cảm: Cần cải thiện.

Từ đó, chúng ta tìm cách cải thiện. Một ngày đi làm để giảm bớt căng thẳng. Một bữa ăn lành mạnh và một buổi tập luyện để cảm thấy tinh thần tốt hơn. Cùng trò chuyện với những người bạn để cải thiện những tình cảm bên trong.

Nếu nhận thức về bản thân của bạn hoạt động ở mức cao, thì nhận thức của bạn về thế giới cũng vậy.

Hành động 2: Sự tham gia vào thế giới

Làm thế nào để bạn tham gia vào thế giới? Có một cuốn sách đáng chú ý của tác giả Mark Sanborn có tên “Nhân tố Fred: Niềm đam mê trong công việc và cuộc sống có thể biến điều bình thường thành phi thường như thế nào”, trong đó, Sanborn kể chi tiết về suy nghĩ của một người đưa thư hàng ngày tên Fred, anh ta chọn coi công việc như một điều gì đó đặc biệt mỗi ngày. Vì làm việc là một phần quan trọng trong cách bạn tham gia vào thế giới, nên bạn bắt buộc phải tìm ra lý do để yêu thích công việc của mình hiện tại hoặc đi làm một việc khác.

Đồng thời, hãy tìm thời gian để tương tác với thế giới bên ngoài của bạn. Điều này có thể đơn giản như nghỉ làm ở nhà và dắt cún cưng đi dạo hoặc nghỉ dài ngày hơn để đi du lịch đến một nơi nào đó thú vị. Hãy tạo ra những trải nghiệm và kỷ niệm mới cho bản thân, đây chính là cách nhanh chóng để bạn sống tích cực hơn. Hãy thử tìm ra thông điệp đằng sau những điều bạn làm bằng cách đặt câu hỏi “Tại sao bạn lại làm như vậy?” Và vào những ngày “xui xẻo” mà tất cả chúng ta đều phải đương đầu trong đời – như bạn biết đấy, cảm giác như mọi thứ đang diễn ra không như ý muốn –  bạn có thể đấu tranh để tìm ra sự hài hước sau tất cả mọi thứ không? Thậm chí mọi thứ có trở nên “xấu xí” hơn, hãy thử tìm hiểu xem “Điều gì đã đã gây nên những thứ đáng tiếc này?”

Hành động 3: Gia đình và bạn bè

Một người bạn kết hợp với một hành động nào đó đôi lúc cũng ảnh hưởng đến sự tích cực. Đúng vậy, có lúc bạn chọn bạn bè thay vì chọn gia đình của mình nhưng rồi bạn chợt nhận ra những tình huống kéo theo khiến bạn cảm thấy phải buông tay người bạn đó ngay lập tức vì đơn giản là họ quá tiêu cực.

Trong cuộc sống với gia đình, nếu bạn thấy mình đang chìm trong năng lượng tiêu cực, lựa chọn tốt nhất là hãy cố gắng chống lại nó bằng một luồng tích cực nào đó. Chính bạn hãy trở thành ngọn hải đăng tích cực để giúp “thắp sáng” những người khác – điều này có lợi cho tất cả mọi người.

Tại sao mọi người cần đấu tranh để trở nên tích cực

Biết được điều gì ảnh hưởng đến sự tích cực của chúng ta và cách kiểm soát nó là bạn đã chiến thắng một nửa trận chiến. Ở đây, việc sử dụng phương tiện truyền thông sẽ chẳng giúp ích được gì. Thử tượng tượng về lượng tin tức bạn thu nạp mỗi ngày: Bạn dành bao nhiêu thời gian cho những câu chuyện tiêu cực trái ngược với tích cực? Thêm vào đó là những chiều sâu tăm tối của mạng xã hội khiến chúng ta có một công thức vô hạn cho sự tiêu cực. Thay vào đó, chúng ta phải làm việc chăm chỉ hơn để trở nên tích cực hơn.

Ngoài ra còn có sự tích cực “độc hại”. Ví dụ như bạn đi nói với một người đang đau buồn “hãy nhìn vào khía cạnh tươi sáng” hoặc hướng dẫn ai đó đang chống chọi với chứng trầm cảm rằng họ chỉ cần “nghĩ về những điều tích cực”. Không cần thiết và không có tính xây dựng. Sự nhạy cảm của họ cần phải được xử lý xác thực để có thể vượt qua chứ không phải lời nói suông.

*Các thủ thuật đơn giản để có một nơi làm việc tích cực hơn

Nếu bạn là một nhà lãnh đạo đang tìm cách củng cố lại sự tích cực ở nơi làm việc của mình, thì đây là một số hành động đơn giản cần thực hiện. Đây là những cử chỉ nhỏ và có thể bạn đã làm chúng, nhưng những cử chỉ nhỏ này sẽ giúp bạn đi một chặng đường dài.

  1. Kiểm tra lòng biết ơn

Sử dụng một kênh xã hội nào đó để mỗi thành viên trong nhóm của bạn đăng điều gì đó mà họ biết ơn vào mỗi buổi sáng trước khi bắt đầu công việc. Hãy nói tiếng “cảm ơn” với mọi người trong nhóm mỗi ngày thay vì quy chụp trách nhiệm cho nhau.

2. Chia sẻ list nhạc

Những giai điệu âm nhạc là nhân tố phi thường giúp bạn thay đổi tâm trạng hoàn toàn. Những công cụ phát nhạc có sẵn với chế độ shuffle truyền thống đã lạc hậu, giờ đây, Spotify là thiên đường cho các danh sách nhạc tự tạo. Hãy tạo một danh sách cho nhóm hoặc công ty của bạn và thu hút mọi người tham gia và chia sẻ trên các kênh.

3. Khởi động bộ “làm mát”

Điều này có nghĩa là hãy cho các thành viên nhóm của bạn một khoảng thời gian cần thiết để nghỉ ngơi và giảm căng thẳng bằng cuộc trò chuyện nhóm. Chỉ có một quy tắc ở đây – chỉ nói về những thứ khác ngoài công việc. Ví dụ như tìm hiểu điều gì đó mới về đồng nghiệp và chia sẻ điều gì đó mới về bản thân. Đây là một cách dễ dàng để giữ cho tinh thần phấn chấn.

4. Trò chuyện nhóm

Bạn cũng có thể truyền năng lượng tích cực trong các cuộc họp toàn thể nhân viên hoặc các cuộc họp nhóm. Tâm lý nhà lãnh đạo tích cực sẽ tạo ra những cơ sở và kỳ vọng cho sự tích cực. Hãy truyền đạt hai câu nói tích cực cho mỗi câu tiêu cực trước đó.

Dù bạn làm gì – hãy tập trung hàng ngày vào sự tích cực của bản thân trước để có thể truyền tải sự tích cực đó đến cho những người khác. Khi bạn thực hiện các bước tích cực để trở nên tích cực, bạn sẽ cảm nhận được rằng thế giới trở thành một nơi tích cực hơn!

Cre: entrepreneur.com

Call Now

Lên đầu trang