Những điểm mới về thành lập doanh nghiệp 2021

Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời với nhiều đổi mới, một trong những điểm mới mà các doanh nghiệp cần chú ý đó là về vấn đề thành lập doanh nghiệp với những thay đổi về phạm vi đối tượng thành lập, về hồ sơ, về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp…

Luật doanh nghiệp năm 2020 ra đời với nhiều đổi mới, một trong những điểm mới mà các doanh nghiệp cần chú ý đó là về vấn đề thành lập doanh nghiệp với những thay đổi về phạm vi đối tượng thành lập, về hồ sơ, về trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp…

  1. Chủ thể không có quyền thành lập doanh nghiệp

Điều 17 Luật doanh nghiệp năm 2020 đã mở rộng phạm vi đối tượng không có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp bao gồm:

– Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.

– Công nhân, công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp.

– Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ Luật hình sự.

– Thương nhân thương mại bị cấm kinh doanh theo quy định của Bộ luật hình sự.

Chính vì thế mà thương nhân thương mại cần chú ý đến nội dung này để xác định chính xác đối tượng được quyển và không được quyền thành lập thành lập, quản lý doanh nghiệp.

2.Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Kế thừa những quy định về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần tại Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung giấy tờ về pháp lý của người đại diện theo pháp luật vào hồ sơ đăng ký (quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 21 và Điểm a Khoản 4 Điều 22 Luật doanh nghiệp năm 2020).

Xét thấy sự bổ sung này là hợp lý, bởi lẽ trong những trường hợp mà lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đòi hỏi những điều kiện nhất định đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thì việc cung cấp giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là phù hợp và chính đáng.

3.Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Một số quy định mới về trình tự thủ tục đăng ký doanh nghiệp được bổ sung cụ thể tại Điều 26 Luật doanh nghiệp năm 2020 cụ thể:

– Đăng ký trực tiếp.

– Đăng ký qua dịch vụ bưu chính.

– Đăng ký qua mạng thông tin điện tử (https://dangkykinhdoanh.gov.vn).

Hiện nay việc đăng ký kinh doanh qua cổng thông tin điện tử đang được sử dụng phổ biến, việc này tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi đăng ký doanh nghiệp, góp phần cắt giảm chi phí và thời gian đăng ký doanh nghiệp, cải thiện chất lượng môi trường đầu tư kinh doanh.

4.Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Khoản 4 Điều 30 Luật doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung quy định về đăng ký thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:

– Khi có thay đổi về nội dung ghi nhận trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung của giấy này. Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về đăng ký thay đổi nội dung của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Tòa án hoặc phán quyết của trọng tài.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của trọng tài có hiệu lực, doanh nghiệp gửi cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền gồm: (1) Đề nghị đăng ký thay đổi một số nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, (2) Bản sao bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc phán quyết của trọng tài có hiệu lực.

5.Điều lệ của doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp năm 2020 đã bổ sung một số nội dung về điều lệ công ty được quy định cụ thể tại Điều 24 Luật doanh nghiệp năm 2020 bao gồm: số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, phân chia quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật trong trường hợp công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật.

Trường hợp doanh nghiệp có từ hai người đại diện trở lên theo pháp luật thì phải dự liệu tại điều lệ công ty nội dung liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty, phân chia cụ thể trách nhiệm giữa những người đại diện theo pháp luật. Việc này sẽ tránh được trường hợp khi có thiệt hại phát sinh từ giao dịch với người thứ 3 thì các người đại diện phải liên đới chịu trách nhiệm.

6.Quy định về dấu của doanh nghiệp

Theo quy định tại Điều 43 Luật doanh nghiệp năm 2020 đã bãi bỏ thủ tục thông báo mẫu dấu và thay đổi phương thức quản lý dấu, trao quyền cho doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp tự quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

– Dấu của doanh nghiệp có thể được khắc tại cơ sở khắc dấu hoặc dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

– Điều lệ công ty cần quy định cụ thể về việc quản lý và lưu giữ dấu, đồng thời doanh nghiệp cũng đặc biệt lưu ý về nội dung này tại các quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành nhằm hạn chế những quy định chồng chéo, mâu thuẫn gây khó khăn và rủi do pháp lý cho doanh nghiệp khi sử dụng dấu trong giao dịch hàng ngày.

7. Quyền sở hữu tài sản góp vốn

Luật doanh nghiệp đã bổ sung quy định về chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn quy định tại Điều 35 Luật doanh nghiệp năm 2020. Theo đó:

Thành viên công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, cổ đông của công ty cổ phần phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho công ty và phải đáp ứng như sau:

– Việc góp vốn chỉ được coi là thanh toán xong khi quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản góp vốn đã chuyển sang công ty. Doanh nghiệp cần chú ý đến loại tài sản góp vốn để xác định thời điểm xác lập quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản mà thành viên, cổ đông góp vốn vào doanh nghiệp. Cụ thể: tài sản là động sản hay bất động sản, tài sản thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu hay không, tài sản là vô hình hay hữu hình.

– Việc thanh toán đối với mọi hoạt động mua, bán, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp, nhận cổ tức và chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư nước ngoài đều phải thực hiện thông qua tài khoản theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, trừ trường hợp thanh toán bằng tài sản hoặc hình thức khác không phải bằng tiền mặt.

Doanh nghiệp cần rà soát và nắm rõ quy định pháp luật về quản lý ngoại hối khi thực hiện những giao dịch liên quan đến nhà đầu tư nước ngoài nhằm hạn chế và tránh được những sai sót không đáng có trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cre: luatthienthanh.vn

Call Now

Lên đầu trang