Gần đây, một bạn trẻ sinh năm 1997, đã gửi thư cho tôi, hỏi ý kiến về việc nếu làm ở công ty một thời gian mà thấy công việc quá vô vị và không giúp ít gì cho sự tiến bộ của bản thân, thì liệu nghỉ việc có phải là quyết định quá tùy hứng?
Thực tế mà nói, không ai có quyền quyết định thay bạn, nhưng khi còn trẻ, nếu bạn thấy \”không vui liền từ chức\”, tôi vẫn sẽ ủng hộ bạn, chỉ là nên tùy hứng 2 lần thôi!
Lần đầu: Nếu nhà bạn có điều kiện, có công ty sẵn để bạn vào làm, vậy từ chức để vào công ty nhà mình làm cũng không xem như từ chức.
Lần hai: Bạn đã suy nghĩ kĩ và có kế hoạch dự bị rõ ràng cho sau này…
Nhiều người chắc chắn sẽ đang thắc mắc, tại sao tôi lại ủng hộ những người trẻ chưa có kinh nghiệm gì nhiều thực hiện hành động được xem là \”tùy hứng\” như vậy?
Trước hết, về điểm đầu tiên, nếu gia đình họ có sẵn công ty, thì việc làm ở công ty nhà mình hay người khác đều như nhau, đều nhằm mục đích học hỏi và phát triển. Đừng nghĩ rằng họ vào làm công ty nhà thì không cần động tay làm bất cứ việc gì.
Chúng ta có cách nghĩ như thế nào, sẽ đưa chúng ta đi đến kết quả như thế ấy.
Khi một người có quyết tâm học hỏi, thì dù ở môi trường nào vẫn có thể phát triển được. Vào làm công ty ở nhà không hẳn là cơ hội, đôi khi cũng là một thách thức lớn đối với họ khi phải đối mặt với những sự nghi ngờ năng lực từ cấp dưới.
Họ có thể không còn cảm thấy \”nhàm chán\”, mà trái lại có thể phát triển nhiều hơn về mặt quản lý,…
Thứ hai, mặc dù chúng ta thường nghe nhiều lời khuyên rằng người trẻ tuổi cần nhẫn nại, biết chịu khổ, và việc quyết định xin từ chức khi chưa có gì trong tay sẽ khiến người xung quanh nghi ngờ về quyết tâm và sự cố gắng của họ, nhưng biết sao được khi họ đều đang là những người trẻ:
Sự bồng bột của tuổi trẻ cũng là xu hứng tất yếu để họ trưởng thành
Người trẻ tuổi thì thường hăng hái, dám nghĩ dám làm, họ không thể có cái nhìn toàn diện, bao quát như những bậc cha, ông đi trước được.
Nhưng cũng chính vì thế, họ cần phải trải nghiệm nhiều thứ, có vấp ngã từ những lựa chọn sai lầm, họ mới có thể trưởng thành từng ngày được. Kinh nghiệm không phải là thứ chỉ xem trên sách vở là đủ, nó cần họ đúc kết sau bao lần thất bại.
Nếu bởi vì sợ hãi từ chức ở nơi này sẽ không tìm được việc, hay cảm thấy \”từ chức\” quá nhanh là quyết định tùy hứng, vậy biết bao giờ bạn mới tìm được đúng công việc và mục tiêu mà mình mong đợi?
Lập kế hoạch nghề nghiệp là một \”khóa học\” đòi hỏi bản thân \”tự học\” là chính
Trước khi nghỉ việc, đòi hỏi những người trẻ cần tự mình suy nghĩ cẩn thận về con đường sẽ chọn tiếp theo.
Có thể vài lần đầu, kế hoạch của họ không quá toàn diện, nhưng theo thời gian, nó sẽ ngày càng thực tiễn hơn. Và nhờ đó, chính họ không chỉ có thể tự lên kế hoạch nghề nghiệp, mà còn có thể lên kế hoạch cho cả cuộc đời mình…
Nếu không từ chức, họ có thể sẽ mắc sai lầm lớn
Để một người đi đến quyết định từ chức, họ nhất định đã có sẵn lý do nào đó, có thể đối với cấp trên hay người xung quanh, lý do đó thật vô lý. Nhưng có thể đối với họ, những khó chịu, mệt mỏi hoặc bất mãn… tích lũy mỗi ngày khiến họ đưa ra quyết định như vậy.
Nếu cứ để họ chần chừ với sự bất mãn ngày càng lớn trong lòng ở lại làm việc cho công ty, nói không chừng chỉ mang lại cho họ những trải nghiệm tồi tệ hơn, dễ phạm sai lầm.
Có ngã đau thì mới biết tự đứng dậy và trở nên mạnh mẽ hơn. Khi bạn không hạnh phúc với công việc hiện tại, nếu đã bình tĩnh và suy nghĩ cẩn thận, từ chức cũng là lựa chọn không tồi.
Tuy nhiên, đừng lặp đi lặp lại điều đó quá nhiều lần. Bởi vì chúng ta từ chức là để tìm kiếm ra hướng đi mới phù hợp với bản thân hơn, chứ không phải để tìm con đường được người khác trải sẵn thảm đỏ. Cơ hội của tuổi trẻ còn có nhiều, chứ cơ hội của người trung niên thì không!
Hãy sáng suốt và bình tĩnh trước khi đưa ra bất cứ lựa chọn nào!
Nguồn: cafebiz.vn