Quy trình lập kế hoạch kinh doanh từ A tới Z

Bất kỳ ai cũng có thể có một hoặc nhiều ý tưởng tuyệt vời. Nhưng để biến ý tưởng, giấc mơ đó thành một doanh nghiệp bền vững lại là một câu chuyện hoàn toàn khác. Trước khi tìm kiếm lời khuyên về pháp lý, quy trình thành lập công ty, hãy lập kế hoạch kinh doanh từ A tới Z. Bạn cũng hoàn toàn có thể tìm kiếm góp ý từ những người bạn tin tưởng về bản kế hoạch. Để có thể đi một con đường khởi nghiệp dài hơi, tránh rủi ro, bạn nên lập kế hoạch kinh doanh một cách nghiêm túc và theo quy trình cụ thể.

Tầm quan trọng của lập kế hoạch kinh doanh 

Kế hoạch kinh doanh đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, với các startup bản kế hoạch này còn quan trọng hơn. Đây chính là bản thảo mô tả quá trình, định hướng, chiến lược và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Bản kế hoạch này được xây dựng dựa trên thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, khách hàng cũng như phương hướng phát triển mà doanh nghiệp đang triển khai. 

Tại sao cần lập kế hoạch kinh doanh – Kế hoạch kinh doanh giúp các startup xác định được các yếu tố quan trọng cũng như đưa hoạt động kinh doanh theo đúng định hướng và tầm nhìn. Một kế hoạch kinh doanh bài bản sẽ giúp công ty, doanh nghiệp giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Từ bản kế hoạch kinh doanh, các startup có thể xác định rõ các vấn đề như: Mục tiêu doanh, mức ngân sách kinh doanh, thị trường và mục tiêu hướng tới, chiến lược kinh doanh và nguồn nhân lực phục vụ quá trình kinh doanh. Có thể nói bản kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh chính là nền tảng đầu tiên giúp các doanh nghiệp startup hoạt động và phát triển. 

Để  lập kế hoạch kinh doanh từ A tới Z các startup cần chuẩn bị và thu thập tài liệu liên quan đến thị trường tiêu thụ, khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh. Nhà quản lý cần chuẩn bị các thông tin liên quan đến mô hình khởi nghiệp của đơn vị mình cũng như quy mô, giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh mà đơn vị hướng tới. Đồng thời có thông tin về hoạt động marketing, điều kiện tài chính, nguồn nhân sự cũng như lường trước các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh. Ban lãnh đạo còn cần quyết định nhân sự sẽ thực hiện kế hoạch kinh doanh. 

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh từ A tới Z

Quy trình lập kế hoạch kinh doanh dựa trên nhu cầu và tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp. Các startup có thể áp dụng các bước lập kế hoạch kinh doanh cơ bản sau đây: 

1. Xác định tầm nhìn 

Một trong những mong muốn của các startup chính là doanh nghiệp của mình có thể tồn tại, hoạt động ổn định và tiến xa. Để làm được điều này các startup cần có tầm nhìn xa, định hướng chiến lược cho kế hoạch kinh doanh của mình. Tầm nhìn hay mục tiêu được xem như kim chỉ nam giúp các startup và đội ngũ nhân sự, cộng sự của họ đi đúng hướng và về đích đúng hạn. Trong bản kế hoạch kinh doanh mẫu bắt buộc phải có mục Tầm nhìn và Sứ mệnh. 

2. Đặt mục tiêu cụ thể

Nếu tầm nhìn là kim chỉ năm thì mục tiêu chính là điểm đến mà kế hoạch kinh doanh hướng tới. Các startup cần trình bày cụ thể, rõ ràng mục tiêu mà kế hoạch kinh doanh cần đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Để tìm ra mục tiêu kinh doanh đúng đắn các startup có thể áp dụng nguyên lý S.M.A.R.T. Bao gồm: 

  • S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu; 
  • M – Measurable: Đo lường được; 
  • A – Attainable: Tính khả thi; 
  • R – Realistic: Tính thực tế; 
  • T – Time bound: Khung thời gian.

3. Xác định lợi thế bán hàng 

Đối với các công ty, doanh nghiệp startup mà nói việc xác định được lợi thế kinh doanh độc nhất trên thị trường. Bản thân các doanh nghiệp khởi nghiệp có lợi thế cạnh tranh thấp hơn các đối thủ có thâm niên trên thị trường. Nếu không tìm ra hướng đi và thị trường ngách hay đại dương xanh cho mình thì rất khó để tồn tại và phát triển. Lợi thế bán hàng độc nhất – Unique Selling Point (USP) chính là chìa khóa giúp các doanh nghiệp startup trở nên khác biệt và nổi bật trong mắt khách hàng. Trong bản kế hoạch kinh doanh các startup cần lồng ghép USP nhằm nhận biết thế mạnh của doanh nghiệp và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. 

4. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Không có ngành nghề hay lĩnh vực kinh doanh nào tồn tại trên đời mà không có đối thủ cạnh tranh. Trước khi lập kế hoạch kinh doanh các startup cần nghiên cứu hình thái, phân khúc thị trường mục tiêu của mình. Từ đó xác định xem đối thủ cạnh tranh của mình là ai, có quy mô và ưu – nhược điểm như thế nào. Qua các dữ liệu trên các startup có thể vạch định kế hoạch kinh doanh khoa học, hạn chế đi vào vết xe đổ thất bại hay cái bóng thành công quá lớn của đối thủ. 

5. Nghiên cứu thị trường – khách hàng tiềm năng

Không có công ty khởi nghiệp nào có thể thành công nếu không xác định được chân dung khách hàng tiềm năng, không biết mình sẽ bán hàng cho ai.. Đây chính là những người sẽ trực tiếp mua, tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm/dịch vụ/giải pháp mà bạn cung cấp. Họ là những người sẽ mang đến lợi nhuận trực tiếp cho doanh nghiệp. Một trong các nguyên tắc khi lập kế hoạch kinh doanh chính là xác định đối tượng khách hàng chính mà doanh nghiệp cần tiếp cận và phục vụ. 

Để tìm ra thị trường mục tiêu, các startups có thể trả lời danh mục 4 câu hỏi sau:

  • Địa lý
  • Nhân khẩu học
  • Tâm lý học
  • Hành vi

Để thu hẹp phạm vi tìm kiếm khách hàng tiềm năng, bạn có thể trả lời tiếp các câu hỏi:

  • Tuổi tác
  • Giới tính
  • Mức thu nhập
  • Dân tộc
  • Vị trí

Với các thông tin này, nhà quản trị có thể hình dung rõ ràng nhất về khách hàng của mình.

6. Nghiên cứu mối quan hệ cung – cầu 

Mối quan hệ giữa nhu cầu và nguồn cung trên thị trường có tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác muốn tồn tại các startup bắt buộc phải xác định chính xác nguồn cung và nhu cầu của thị trường. Thông qua các số liệu các báo cáo kinh tế trên từng phân khúc thị trường các startup có thể khái quát lên bức tranh tăng trưởng từng năm. Từ đó đưa ra dự đoán số liệu sản phẩm cung cấp ra thị trường sát nhất với nhu cầu tiêu thụ của khách hàng tiềm năng. 

7. Lên kế hoạch kinh doanh cụ thể

Sau khi đã xác định được mục tiêu, thị trường, khách hàng ở mức khái quát, các startup cần viết kế hoạch kinh doanh cụ thể. Nhà quản lý cần xây dựng chiến lược cụ thể cho từng mục tiêu kinh doanh. Đưa ra các chiến lược tiếp cận khách hàng, kế hoạch truyền thông hay quy trình thực hiện chi tiết. Các startup còn cần hoạch định chi tiết nguồn ngân sách và nhân lực cần thiết cho quá trình thực hiện, triển khai kế hoạch kinh doanh. 

8. Triển khai kế hoạch

Bước cuối cùng trong quy trình lập kế hoạch kinh doanh từ A tới Z cho các startup chính là triển khai. Đây chính là lúc bản kế hoạch kinh doanh trên giấy được áp dụng vào thực tế. Nhà quản lý cần thường xuyên giám sát, theo dõi tiến độ và hiệu suất của quy trình nhằm đưa ra các điều chỉnh cần thiết và kịp thời. Trong quá trình triển khai cần nhất quán các phương án, mục tiêu và tầm nhìn được đề ra từ đầu. Sát sao cập nhật các biến động của thị trường nhằm có các biện pháp giảm thiểu rủi ro và đưa kế hoạch về đúng đích. 

Lời khuyên của chúng tôi là, bạn hãy tiết kiệm chi phí nhất có thể, chi hợp lý và giữ vững mức độ cân bằng. Để có được khách hàng là vô cùng tốn kém. Vì vậy hãy phân bổ ra nhiều chiến dịch khác nhau để giảm rủi ro khi có chiến dịch nào đó không hiệu quả.

Tổng hợp

Call Now

Lên đầu trang