Sau khi trả lời xong câu hỏi Thành lập doanh nghiệp có lợi ích gì, thì chúng ta cùng đến phần 2 để tìm hiều về các loại hình doanh nghiệp hiện nay theo Luật doanh nghiệp
Việc xác định loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những ưu đãi mà bạn nhận được, cũng như mục tiêu, chiến lược và sự phát triển dài hạn của công ty.
Các loại hình doanh nghiệp hợp pháp tại Việt Nam bao gồm:
Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn (TNHH)
Công ty trách nhiệm hữu hạn (1) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được pháp luật thừa nhận. Chủ sở hữu công ty và công ty là hai thực thể pháp lý riêng biệt. Trước pháp luật, công ty là pháp nhân, chủ sở hữu công ty là thể nhân với các quyền và nghĩa vụ tương ứng với quyền sở hữu công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp có không quá 50 thành viên cùng góp vốn thành lập và công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác trong phạm vi nghĩa vụ tài sản của công ty.
Ưu điểm của công ty TNHH
- Được quyền quyết định mọi vấn đề của công ty đối với công ty tnhh 1 TV còn 2 TV cũng không quá phức tạp vì các thành viên không nhiều và thông thường cũng quen biết nhau do đó cũng rất dễ điều hành, quản lý.
- Vì là loại hình trách nhiệm hữu hạn nên các thành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phần vốn góp vào công ty, không liên quan gì tới tài sản cá nhân, hạn chế được rủi ro.
- Đối với công ty TNHH 2 TV thì có thể xuất hiện chuyển nhượng vốn tuy nhiên được pháp luật quy định chặt chẽ nên hoàn toàn nằm trong vòng kiểm soát, người lạ khó có thể chen chân vào điều hành công ty
- Được phép phát hành trái phiếu để huy động vốn dễ dàng hơn so với DNTN
Nhược điểm của công ty TNHH
- Số lượng thành viên bị giới hạn không được vượt quá 50
- Không được phép phát hành cổ phiếu để huy động vốn nên bị hạn chế với viêc huy động con số lớn trong thời gian ngắn
- Uy tín trước đối tác sẽ bị ảnh hưởng vì chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn. Tuy nhiên nếu quy mô kinh doanh chưa lớn thì việc này gần như rất ít gây ra ảnh hưởng tiêu cực.
Công ty cổ phần
Công ty cổ phần (2) là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế.
Các cổ đông có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Để thành lập doanh nghiệp cổ phần cần tối thiểu là 3 cổ đông.
Các các nhân, tổ chức với vai trò cổ đông sẽ chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp.
Ưu điểm của công ty cổ phần:
- Cũng giống công ty TNHH, các cổ dông chỉ chịu trách nhiệm tài chính trong số vốn điều lệ đã đăng ký, nên mức độ rủi ro đối với các cổ đông không cao.
- Công ty cổ phần có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.
- Thông qua việc phát hành cổ phiếu, công ty cổ phần có thể kêu gọi đầu tư cũng như huy động vốn linh hoạt hơn.
- Việc chuyển nhượng cổ phần của loại hình doanh nghiệp này rất dễ dàng, vì vậy rất thuận lợi cho nhiều người cùng góp vốn. Hơn nữa cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần, từ đó đa dạng đối tượng cổ đông tham gia.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân nên cũng tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, kinh doanh. Việc huy động vốn dễ dàng, giúp công ty cổ phần có thể mở rộng phạm vi, lĩnh vực kinh doanh.
- Công ty cổ phần được quản lý bởi hội đồng quản trị công ty, từ đó các quyết định được trảo đổi, bàn bạc khách quan, giúp hạn chế những rủi ro, cũng như xác định phương hướng phát triển chính xác hơn.
Nhược điểm của công ty cổ phần:
- Công ty cổ phần có sự ràng buộc chặt chẽ về luật pháp cũng như chế độ tài chính, kế toàn. Vì vậy việc thành lập công ty cổ phần gặp nhiều khó khăn hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
- Được thành lập bởi nhiều cổ đông nên việc quản lý cũng như điều hành công ty gặp nhiều khó khăn.
- Mọi quyết định quan trọng của công ty cổ phẩn phải qua sự nhất trí của hội đồng quản trị. Vì vậy nhiều vấn đề không được giải quyết kịp thời, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận cũng như hoạt động kinh doanh, sản xuất.
Hộ kinh doanh cá thể
Hộ kinh doanh cá thể thực ra cũng ra cũng giống như là một loại hình Doanh Nghiệp được thu nhỏ, vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Gọi là loại hình doanh nghiệp thu nhỏ vì pham vi kinh doanh của nó nhỏ hẹp trong huyện, quận.
Hộ kinh doanh cá thể do 1 cá nhân duy nhất hoặc 1 hộ gia đình kinh doanh. Số đông muốn góp vốn kinh doanh sẽ phải cùng nhau thành lập doanh nghiệp. Cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký
kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
Cá nhân thành lập và tham gia góp vốn thành lập hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
Ưu điểm của loại hình hộ kinh doanh cá thể
- Hộ kinh doanh hoàn toàn chủ động trong việc quyết định loại hình kinh doanh cũng như các hoạt động khác của doanh nghiệp.
- Hộ kinh doanh không chịu sự ràng buộc chặt chẽ về pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác. Vì vậy mọi hoạt động kinh doanh đều được xây dựng trên uy tín của cá nhân đối với đối tác và khách hàng.
Nhược điểm của loại hình hộ kinh doanh cá thể
- Trong quá trình hoạt động, những rủi ro về tài chính của hộ kinh doanh sẽ phải đền bù bằng toàn bộ tài sản chứ không trong phạm vi vốn điều lệ như công ty TNHH hay doanh nghiệp cổ phần.
- Một trong những ưu điểm của tư cách pháp nhân là có sự tách bạch về tài sản cũng như khả năng chịu trách nhiệm khi xảy ra rủi ro. Tuy nhiên hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân nên tỷ lệ rủi ro của hộ kinh doanh là khá cao.
- Hộ kinh doanh không có quyền phát hành cổ phiếu cũng như trái phiếu. Vì vậy việc huy động vốn của loại hình doanh nghiệp này cũng gặp nhiều hạn chế.
- Ngoài ra còn có mô hình công ty, doanh nghiệp nhà nước, tuy nhiên trong khuân khổ nội dung này chúng tôi không nêu ra vì mô hình doanh nghiệp đó không dành cho tư nhân, bộ máy lãnh đạo sẽ do nhà nước chỉ định.
Nguồn: Internet